Hướng dẫn khắc phục tình trạng ô tô thải khói đen hiệu quả
Ô tô thải khói đen là hiện tượng khá phổ biến, nhưng nếu tình trạng này kéo dài, đó có thể là dấu hiệu cho thấy xe đang gặp vấn đề nghiêm trọng cần được khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân ô tô nhả khói đen
Có nhiều yếu tố dẫn đến hiện tượng ô tô nhả khói đen, song phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:
Lọc gió động cơ bị tắc
Theo các kỹ thuật viên, bộ phận lọc gió động cơ bám nhiều bụi bẩn sẽ gây tình trạng nhiên liệu không được đốt cháy hoàn toàn, khí thải ra ngoài tạo khói đen.
Bugi bám muội
Lọc gió động cơ hoạt động không tốt hoặc lâu ngày không được vệ sinh thay thế sẽ làm bugi bám muội và cặn bẩn. Khi đánh lửa, ống xả ô tô sẽ nhả khói màu đen.

Ô tô nhả khói đen là hiện tượng không hiếm gặp. (Ảnh: Cartimes)
Nhiên liệu kém chất lượng
Nếu sử dụng nguồn nguyên liệu kém chất lượng, lẫn tạp chất...quá trình đốt cháy sẽ không đạt hiệu quả cao. Khi đó, nhiên liệu trong buồng đốt động cơ không được đốt cháy hết, thải qua đường ống xả và gây khói đen.
Tắc bơm cao áp
Một trong những nguyên nhân khiến xe nhả khói đen là bơm cao áp bị tắc hoặc hỏng. Điều này dẫn đến áp suất không đủ, nhiên liệu không đều dẫn đến cháy không hết, từ đó gây hiện tượng nhả khói màu đen.
Kim phun nhiên liệu bị tắc
Sau một thời gian sử dụng, kim phun nhiên liệu sẽ bám cặn bẩn, muội than hoặc tạp chất...dẫn đến đầu phun nhiên liệu bị tắc, khiến nhiên liệu đưa vào buồng đốt không đủ. Quá trình đốt cháy diễn ra không hiệu quả gây sai lệch về lưu lượng, áp suất, lâu dần đóng cặn trong buồn đốt. Nhiên liệu không được đốt hoàn toàn và lớp cặn bẩn trong buồng đốt sẽ gây khói đen.
Piston động cơ bị mòn
Vai trò của piston là ngăn chặn sự thẩm thấu của dầu động cơ vào bên trong buồng đốt. Nhưng trong quá trình vận hành, piston sẽ bị ăn mòn, gây chảy dầu động cơ vào buồng đốt. Quá trình đốt cháy hỗn hợp dầu động cơ và nhiên liệu khiến xe nhả khói đen.
Cách khắc phục ô tô nhả khói đen
Khi xuất hiện tình trạng xe nhả khói đen, cần kiểm tra các bộ phận của xe để tìm nguyên nhân và khắc phục sớm.
Nếu lọc gió động cơ dính nhiều cặn bẩn, cần vệ sinh lọc gió càng sớm càng tốt. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, lọc gió ô tô cần được vệ sinh sau mỗi 5.000km và thay mới sau 20.000km.
Trường hợp do tắc kim phun nhiên liệu, cần vệ sinh kim phun bằng cách tháo và súc rửa trực tiếp hoặc dung dịch chuyên dụng.
Với tình huống bugi bị bám muội, cần kiểm tra và vệ sinh lọc gió, sau đó thay bugi mới.
Nếu xe nhả khói đen do sử dụng nhiên liệu kém chất lượng, cần đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và rút toàn bộ nhiên liệu kém chất lượng bên trong. Sau đó vệ sinh sạch sẽ bơm phun nhiên liệu, kim phun nhiên liệu, buồng đốt xi lanh để loại bỏ nhiên liệu bẩn còn sót lại.
Trường hợp bơm cao áp bị tắc, hỏng nên đưa xe tới trung tâm sửa chữa để kiểm tra và thay mới.
(Nguồn: vtcnews.vn)
- Ô tô có được đăng kiểm khi đồng hồ taplo báo lỗi phanh ABS?
- Cập nhật giá xe Ford Everest đã qua sử dụng tháng 2/2025
- MG G50, Skoda Kodiaq và Peugeot 2008 sẽ có màn ra mắt vào tháng 2/2025?
- Kia giảm giá sốc nhiều mẫu xe tới 110 triệu đồng tại Việt Nam
- Thaco giới thiệu Kia New Carnival Hybrid với giá niêm yết 1,849 tỉ đồng
- Tesla Model Y dẫn đầu doanh số tại thị trường Trung Quốc
- Sedan điện Afeela 1 của Sony hợp tác Honda ra mắt với giá bán gây bất ngờ!
- Bọc vô lăng ô tô: Ưu điểm và nhược điểm cần biết
- Cách nhận biết ô tô cũ đã được sơn lại một cách chính xác
- Danh sách 10 mẫu xe điện hàng đầu thế giới được đánh giá cao nhất năm 2024
xe đang bán
-
Peugeot 3008 AL 2021 780 Triệu
-
LandRover Discovery Sport HSE 2015 880 Triệu
-
Ford F150 Platinum 2015 2 Tỷ 300 Triệu
-
BMW X6 xDrive35i 2008 450 Triệu